Ban Quản lý dự án Phát triển tỉnh Khánh Hòa

Kinh tế tuần hoàn: xu hướng tất yếu hướng tới phát triển bền vững
Kinh tế tuần hoàn: xu hướng tất yếu hướng tới phát triển bền vững
 Ban QLDA Phát triển tỉnh Khánh Hòa 25/02/2025 86 0
Chia sẻ:
Kinh tế tuần hoàn: xu hướng tất yếu hướng tới phát triển bền vững

Trong bối cảnh hiện tại, sự phát triển của khoa học – công nghệ đã mang đến những lợi ích to lớn, giúp cuộc sống của con người tốt hơn, tiện lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đồng thời khiến chúng ta phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và thay đổi khí hậu. Trong bối cảnh nền kinh tế yêu cầu sự phục hồi, đồng thời kết hợp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, sự quan trọng của “kinh tế tuần hoàn” được đề cao, đặc biệt với các mô hình khởi nghiệp và kinh doanh bền vững.

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và tiêu dùng được tổ chức nhằm kéo dài vòng đời sản phẩm, tối ưu hóa việc tái sử dụng tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Khác với mô hình kinh tế truyền thống – khai thác, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ – kinh tế tuần hoàn tập trung vào quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín.

Nguyên tắc cốt lõi của kinh tế tuần hoàn

  • Thiết kế tái sử dụng: Các sản phẩm được thiết kế sao cho có thể dễ dàng tái sử dụng hoặc tái chế.
  • Tính linh động và đa dạng: Các hệ thống kinh tế đa dạng giúp gia tăng sức chống chịu trước biến động thị trường.
  • Sử dụng năng lượng tái tạo: Tận dụng các nguồn năng lượng sạch và bền vững như năng lượng mặt trời, gió.
  • Tư duy hệ thống: Quan tâm đến toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ nguyên liệu đầu vào đến thải bỏ.
  • Tận dụng nền tảng sinh học: Hướng tới sử dụng vật liệu sinh học và phân hủy tự nhiên để giảm thiểu ô nhiễm.

Kinh tế tuần hoàn hoạt động theo một vòng tròn, chất thải của hoạt động này là nguyên liệu của hoạt động mới, tạo ra một vòng lặp lại mang tính khép kín. Nhờ đó, các giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế ở mức độ lâu nhất, nhằm tối thiểu việc sử dụng tài nguyên là nguyên liệu đầu vào và lượng phế thải, mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải cũng giảm đi đáng kể.

Việt Nam đang chứng kiến xu hướng thúc đẩy khởi nghiệp và kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn, có nhiều thuận lợi và cũng không kém phần thách thức. Kinh tế tuần hoàn gặp các thách thức khi triển khai vì lợi ích về kinh tế đang bị áp đặt trong quá trình áp dụng kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn mang tới nhiều lợi ích cho cộng đồng: nhiệt độ tăng trên toàn cầu tạo khó khăn đối với cuộc sống hiện tại, nên chúng ta đều thấy phải thay đổi. Phát triển xanh góp phần tăng độ hài lòng trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi sự thay đổi đều bắt đầu bằng những hành động nhỏ, chúng ta cần tin vào nó và làm cho các bên liên quan, ủng hộ cùng tin theo. Kinh tế tuần hoàn còn khó hơn đổi mới sáng tạo vì đổi mới sáng tạo chỉ mới tập trung vào phát triển kinh tế còn kinh tế tuần hoàn vừa cân bằng kinh doanh vừa bảo vệ, cải tạo môi trường, chính vì vậy đó không chỉ là quá trình kinh doanh, huy động đầu tư mà còn là quá trình chiến lược và đỏi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan.

Có thể thấy, sự đoàn kết, hợp tác đa phương đa ngành, tinh thần đổi mới sáng tạo mở xã hội theo xu hướng kinh tế tuần hoàn sẽ là tiền đề tiên quyết để giải quyết các thách thức vì sự phát triển bền vững.

Ngày 23/01/2025, Thủ tướng ban hành Quyết định số 222/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035.

Xem toàn văn Quyết định 222/QĐ-TTg tại đây

Tác giả: Ban QLDA Phát triển tỉnh Khánh Hòa

Hỏi - Đáp

Ban quản lý dự án rẤT MONG NHẬN ĐƯỢC PHẢN HỒI TỪ BẠN.

 Gửi ngay
Ban Quản lý dự án Phát triển tỉnh Khánh Hòa

Giấy phép số:

Số 15/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 23/10/2024

Chịu trách nhiệm nội dung:

Ông Nguyễn Thanh Hiến - Giám Đốc

 Đang online: 31
 Tổng truy cập: 2.287.645
Vui lòng ghi rõ nguồn “Ban quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa” hoặc “kdpm.vn” khi bạn phát hành thông tin từ Website này.